
26 Th8 Bạn đã biết gì về quả dứa?
Dứa, thơm hay khóm (có nơi gọi là khớm) hay gai (miền Trung) hoặc trái huyền nương, tên khoa học Ananas comosus, là một loại quả nhiệt đới. Dứa là cây bản địa của Paraguay và miền nam Brasil.
Quả dứa thường gọi thực ra là trục của bông hoa và các lá bắc mọng nước tụ hợp lại, còn quả thật là các “mắt dứa”. Dứa có các lá gai mọc thành cụm hình hoa thị. Các lá dài và có hình dạng giống mũi mác và có mép lá với răng cưa hay gai. Hoa mọc từ phần trung tâm của cụm lá hình hoa thị, mỗi hoa có các đài hoa riêng của nó. Chúng mọc thành cụm hình đầu rắn chắc trên thân cây ngắn và mập. Các đài hoa trở thành mập và chứa nhiều nước và phát triển thành một dạng phức hợp được biết đến như là quả dứa (quả giả), mọc ở phía trên cụm lá hình hoa thị.
Dứa được ăn tươi hoặc đóng hộp dưới dạng khoanh, miếng, nước ép hoặc nước quả hỗn hợp.
Dinh dưỡng
Dưới đây là bảng thống kê các chất dinh dưỡng có trong 1 quả dứa:
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz) | |
---|---|
Năng lượng | 202 kJ (48 kcal) |
Cacbohydrat
|
12.63 g
|
Đường | 9.26 g |
Chất xơ | 1.4 g |
Chất béo
|
0.12 g
|
Chất đạm
|
0.54 g
|
Vitamin | |
Thiamine (B1) |
(7%)
0.079 mg |
Riboflavin (B2) |
(3%)
0.031 mg |
Niacin (B3) |
(3%)
0.489 mg |
Pantothenic acid (B5) |
(4%)
0.205 mg |
Vitamin B6 |
(8%)
0.110 mg |
Folate (B9) |
(4%)
15 μg |
Vitamin C |
(44%)
36.2 mg |
Chất khoáng | |
Canxi |
(1%)
13 mg |
Sắt |
(2%)
0.28 mg |
Magiê |
(3%)
12 mg |
Phốt pho |
(1%)
8 mg |
Kali |
(2%)
115 mg |
Kẽm |
(1%)
0.10 mg |
Quả dứa có hàm lượng axit hữu cơ cao (axit malic và axit xitric).
Dứa là nguồn cung cấp mangan dồi dào cũng như có hàm lượng Vitamin C và Vitamin B1 khá cao.
Một tài liệu khác cho biết: Trong 100 g phần ăn chứa 25 kcal, 0,03 mg caroten, 0,08 mg vitamin B1, 0,02 mg vitamin B2, 16 mg vitamin C (dứa tây). Các chất khoáng: 16 mg Ca, 11 mg photpho, 0,3 mg Fe, 0,07 mg Cu, 0,4g protein, 0,2 g lipit, 13,7 g hydrat cacbon, 85,3 g nước, 0,4 g chất xơ.
Trong quả dứa có chứa enzym bromelain, có thể phân huỷ protein. Do vậy, quả dứa được sử dụng trong chế biến một số món ăn như thịt bò xào, thịt vịt xào để giúp thịt nhanh mềm và tạo hương vị đặc trưng.
Điều gì xảy ra khi bạn ăn dứa mỗi ngày?
Không chỉ là loại trái cây nhiệt đới được yêu thích, dứa còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như chống ho, cảm lạnh, tốt cho tiêu hóa, mắt và răng miệng.
Theo Healthyfoodhouse, dứa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, có lợi cho làn da của phụ nữ, ăn một quả dứa mỗi ngày sẽ tạo nên những lợi ích bất ngờ với cơ thể bạn.
Tốt cho tiêu hóa
Dứa là loại quả chứa nhiều chất xơ bao gồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ giúp cho việc tiêu hóa thức ăn, loại bỏ cholesterol dư thừa khỏi cơ thể. Ăn dứa hàng ngày có thể bảo vệ bạn khỏi một số vấn đề sức khỏe như tiêu chảy, xơ vữa động mạch vành, táo bón hay huyết áp.
Chống viêm và đau khớp
Viêm khớp là căn bệnh ảnh hưởng đến hàng triệu người trên khắp thế giới. Dứa có khả năng làm giảm viêm khớp và đau khớp. Các bromalain trong dứa có thể phá vỡ các protein phức tạp. Ngoài ra chúng còn có tác dụng chống viêm, làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm khớp.
Tăng hệ thống miễn dịch
Do chứa hàm lượng vitamin C cao, dứa có lợi trong việc thúc đẩy hệ thống miễn dịch. Chúng hoạt động bằng cách kích thích các tế bào máu trắng và hoạt động như một chất chống oxy hóa để chống lại tác hại của các gốc tự do.
Gốc tự do là sản phẩm phụ nguy hiểm của sự trao đổi chất của tế bào, có thể gây tổn hại đến các cơ quan khác nhau và phá vỡ các tế bào khỏe mạnh, gây ra ung thư. Vitamin C từ dứa cung cấp cho cơ thể những thứ cần thiết để chống lại các tác nhân gây hại này.
Ngoài ra, vitamin C còn tạo ra collagen, là cơ sở protein thiết yếu của thành mạch máu, da, nội tạng và xương.
![]() |
Ăn một quả dứa mỗi ngày mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh: khoef.com |
Tốt cho mắt
Beta carotene và vitamin A trong dứa có thể làm chậm sự thoái hóa của điểm vàng. Hấp thu một lượng beta carotene thích hợp trong thức ăn hàng ngày có thể giúp bạn bảo vệ mắt, giúp cho mắt sáng khỏe, thị lực tốt.
Giúp răng và nướu khỏe mạnh
Dứa còn có thuộc tính làm se, đảm bảo cho răng chắc khỏe. Chất làm se trong dứa như một phương thuốc tự nhiên giúp chữa răng lung lay và co rút nướu. Dứa cũng giúp thắt chặt các mô, làm săn chắc cơ thể, ngăn chặn việc rụng răng, rụng tóc…
Săn chắc da
Nếu như hút thuốc, uống rượu hay cà phê làm da nhăn nheo, chảy xệ thì việc ăn dứa mỗi ngày sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng này.
Cải thiện sức khỏe xương
Hàm lượng mangan trong dứa có thể giúp thúc đẩy xương và cơ thể phát triển cao lớn. Một nghiên cứu năm 1994 của Viện Linus Pauling thuộc Đại học bang Oregon ở Corvallis (Mỹ) cho biết mangan rất hữu ích trong việc ngăn ngừa bệnh loãng xương ở phụ nữ sau khi mãn kinh.
![]() |
Tác dụng với các bệnh liên quan tới huyết áp
Ăn dứa có tác dụng gì thì không thể bỏ qua chức năng quan trọng của dứa trong việc điều trị các vấn đề liên quan tới huyết áp. Nguồn khoáng chất kali cao trong dứa có tác dụng làm giãn mạch, nghĩa là giúp giảm áp lực, căng thẳng cho mạch máu, từ đó tăng tuần hoàn máu tới các bộ phận khác trong cơ thể.
Trái dứa tốt cho tế bào và mô
Ngoài công dụng trên, vitamin C trong dứa cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo collagen cho cơ thể. Đây là thành phần thiết yếu tạo nên thành mạch của da, máu, xương và các cơ quan khác. Ngoài ra lượng vitamin C trong trái dứa giúp chữa lành tổn thương rất hiệu quả, từ đó giúp bạn phòng tránh bệnh tật và nhiễm trùng.
Ăn dứa tốt cho hệ tuần hoàn máu
Dứa là nguồn cung cấp một lượng đồng khá lớn cho cơ thể, đây là loại khoáng chất có vai trò rất quan trọng trong phản ứng enzyme và trong các hợp chất khác của cơ thể. Đặc biệt, đồng là yếu tố thiết yếu trong việc hình thành các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, từ đó giúp tăng lượng oxy cho các cơ quan khác nhau từ đó giúp chúng hoạt động tốt hơn.
Ngoài ra, đồng còn có tác dụng làm tăng nhận thức và rất tốt cho hệ thần kinh, từ đó giúp phòng tránh tình trạng rối loạn thần kinh, bệnh Alzheimer hay chứng mất trí nhớ ở người cao tuổi.
Tác dụng của dứa với bà bầu?
Khá nhiều mẹ bầu quan tâm tới việc ăn dứa có tác dụng gì cho bà bầu không vì nhiều mẹ lo rằng ăn dứa có thể dẫn tới sảy thai do chất Bromelain trong dứa làm mềm tử cung. Tuy nhiên, chưa một nghiên cứu nào làm rõ hay chứng minh việc này, mà ngược lại sau 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu ăn dứa sẽ có những tác dụng như sau:
- Dứa hỗ trợ hệ miễn dịch cho mẹ bầu: Lượng vitamin C trong dứa giúp tăng cường, bảo vệ hệ miễn dịch rất tốt cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, chất bromelain cũng giúp phòng tránh các dấu hiệu cảm lạnh thông thương, do đó, nếu mẹ bầu đang bị đau họng hoặc cảm lạnh thì hãy thử một miếng dứa nhé.
- Dứa giúp phòng tránh táo bón: Lượng chất xơ có trong trái dứa giúp mẹ bầu phòng tránh tình trạng táo bón khi mang bầu. Ngoài ra, như thông tin chúng tôi đã cung cấp ở trên lượng bromelain có trong dứa giúp phân hủy protein từ đó giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn.
- Giảm tình trạng ốm nghén: Ở một số trường hợp, dứa có tác dụng giúp mẹ bầu giảm tình trạng ốm nghén.
Ăn dứa nhiều có tốt không?
Ngoài câu hỏi ăn dứa có tác dụng gì thì ăn dứa nhiều có tốt không cũng được khá nhiều người quan tâm. Thực tế công dụng của trái dứa là không thể phủ nhận, tuy nhiên nếu quá lạm dụng có thể gây phản tác dụng:
- Ăn nhiều dứa có thể gây đau hoặc sưng môi, rát lưỡi. Nguyên nhân do bromelain gây mềm thịt, tình trạng này có thể chấm dứt trong vài giờ, tuy nhiên nếu bạn tiếp tục ăn bạn sẽ bị nổi mề đay, phát ban, khó thở,…
- Việc ăn nhiều dứa đồng nghĩa với việc bạn đã dung nạp lượng lớn vitamin C vào trong cơ thể, điều này có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, ợ nóng, đau đầu, mất ngủ. Ngoài ra, lượng bromelain trong dứa còn có thể gây nôn mửa, phát ban và kinh nguyệt không đều.
- Chất bromelain cũng gây tương tác với các loại thuốc khác, nếu bạn đang sử dụng thuốc chống co giật, chống đông máu, chống mất ngủ, chống trầm cảm thì không nên ăn dứa. Việc ăn dứa khi sử dụng thuốc kháng sinh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn.
Những lưu ý
Cần lưu ý rằng quả dứa thích hợp hơn cho người trẻ khỏe và có thể hiện các chứng táo chướng do nhiệt. Ngược lại không dùng cho trường hợp do hư hàn thấp. Dân gian có câu nói: “Trái thơm (quả dứa) ngon miệng, nhưng mệt bụng”. Nghĩa là nếu bộ phận tiêu hóa có hư hàn thấp, hay gây đau bụng đi ngoài nhiều lần, lỏng nát, có bọt vàng thì không lạm dụng.
Không nên ăn nhiều một lúc gây rát lưỡi, nên ăn lúc no để tránh cồn ruột. Ăn nhiều dứa không những gây rát lưỡi, xót môi mà do thơm cũnggiàu acid oxalic; nếuhàm lượng oxalic quá cao sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt canxi.
Khi say dứa (ngộ độc dứa), theo nhiều tác giả thì thủ phạm gây độc là do nấm độc Candida tropicalis thường có trên mặt đất ẩm. Nếu quả dứa bị dập nát thì nấm thâm nhập cả vào bên trong. Khi ngộ độc có các triệu chứng xuất hiện sau 30 phút đến 1 giờ sau khi ăn thơm. Nạn nhân thấy mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, ngứa dữ dội khắp người sau đó thấy nóng bừng và nổi mẩn toàn thân, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, hạ huyết áp, khó thở. Trường hợp nhẹ sẽ tự khỏi sau 2 – 3 giờ.
Trường hợp nặng là tình trạng sốc dị ứng trụy tim mạch. Trường hợp nặng phải đi bệnh viện truyền dịch chống sốc. Theo kinh nghiệm dân gian khi chớm bị dị ứng thì phải tránh nước, gió lạnh mà phải ủ ấm và lấy khăn vải hơ nóng mà chườm lên chỗ mẩn ngứa, đồng thời cho uống nước sắc gồm vỏ quả dứa 100g với 20g cam thảo hoặc mộc nhĩ trong 3 bát nước (600ml) còn 1 bát (200ml).
Để phòng say dứa, ta chỉ ăn trái tươi, còn nguyên vẹn, không dập nát, ủng thối. Gọt mắt sâu cho hết và phải ăn ngay.
Có thể bạn quan tâm:
Công dụng của tía tô dưới góc nhìn khoa học
Công dụng của sâm đương quy dưới góc nhìn khoa học
Công dụng của lạc tiên dưới góc nhìn khoa học
Công dụng của dây thìa canh đối với bệnh tiểu đường dưới góc nhìn khoa học
No Comments