Công dụng của tía tô dưới góc nhìn khoa học:

Công dụng của tía tô dưới góc nhìn khoa học:

Công dụng của tía tô dưới góc nhìn khoa học:

Tía tô với bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp và bệnh GOUT

Y học hiện đại chỉ ra rằng các bệnh về xương khớp chia thành 2 nhóm chính sau:

+ Viêm khớp, thoái hóa khớp: là tình trạng các mô sụn khớp, đĩa đệm, màng hoạt dịch tại khớp xảy ra rối loạn từ đó gây tổn thương mô mềm, gân quanh khớp gây sưng, đau. Viêm khớp có thể xảy ra ở một hoặc nhiều khớp như khớp gối, khớp háng, cột sống… khớp nhỏ như ngón tay, ngón chân… Viêm khớp gây đau đớn cho người bệnh nếu không điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây nhiều biến chứng như khô cứng khớp, giảm vận động, thậm chí là mất vận động.

+ Bệnh Gout: là một dạng viêm khớp do sự tích tụ của các tinh thể urat sắc nhọn tại các khớp, tổ chức quanh khớp gây nên tình trạng sưng đau và nguy cơ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó nguyên nhân gây bệnh Gút chủ yếu là do cơ thể tăng tổng hợp acid uric, giảm đào thải acid uric huyết; Do chế độ ăn uống nhiều chất đạm, thực phẩm giàu nhân purin, uống rượu bia nhiều…Trong đó Enzim Xanthine Oxidase được cho là một trong những chất quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp acid uric huyết.

Nghiên cứu đánh giá tác dụng chống viêm của tía tô với viêm khớp dạng thấp.

Ngày 19 tháng 7 năm 2017 theo thực nghiệm của các nhà khoa học Hàn Quốc: Jin CH, So Y, Nam B, Han SN, Kim JB thuộc Viện công nghệ bức xạ tiên tiến, Viện nghiên cứu năng lượng nguyên tử Hàn Quốc; Khoa Thực phẩm và Dinh dưỡng, Đại học Sinh thái Con người, Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc, được đăng tải trên Thư viện y khoa Quốc Gia Hoa Kỳ – Viện Y tế quốc gia – PubMel.gov cho thấy chiết xuất isoegomaketone (IK) được phân lập từ tía tô Perilla frutescens var. Crispa có tác dụng tốt trong thực nghiệm giúp ức chế sự phát triển của viêm khớp dạng thấp, giảm các triệu chứng viêm, đau, sưng nề trên mô hình thí nghiệm. Thực nghiệm cũng tiến hành so sánh hiệu quả chống viêm của tía tô với hoạt chất Apigenin – dược chất được sử dụng phổ biến trong y học hiện đại ngày nay. Kết quả thực nghiệm cho thấy isoegomaketone (IK) từ chiết xuất tía tô cho hiệu quả chống viêm trong điều trị các bệnh viêm mạn tính như viêm khớp, thấp khớp hơn hẳn so với điều trị bằng Apigenin.
(Nghiên cứu được công bố vào ngày 19 tháng 7 năm 2017. Trích nguồn : Thư viện y khoa Quốc Gia Hoa Kỳ – Viện Y tế quốc gia – PubMel.gov)

Nghiên cứu của Nhật Bản về tía tô với bệnh gout

Theo công trình nghiên cứu về dược tính của các hợp chất mới trong cây tía tô Perilla frutescens var.acuta ức chế enzim Xanthine Oxidase (XO) cho hiệu quả trong việc điều trị hạ acid uric huyết ở bệnh nhân gout. Các giáo sư, tiến sĩ Tsutomu Nakanishi, Masatoshi Nishi, Akira Inada, Hiroshi Obata, Nobukazu Tanabe, Shiro Abe và Michio Wakashiro thuộc khoa Dược, Đại học Setsunan, Hirakata, Osaka và Phòng Nghiên cứu và Phát triển, Gunze Limited, Ayabe, Kyoto, Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu và phân lập các loại este caffeic từ lá tía tô tác động ức chế enzim Xanthine Oxidase so sánh với 143 loài cây dược liệu. Và tiến hành so sánh hiệu quả với thuốc Allpurinol trong điều trị hạ acid uric huyết ở bệnh nhân gout hiện nay.

Nghiên cứu cho thấy so với 143 loài cây dược liệu thì các hoạt chất trong lá tía tô có tác dụng ức chế mạnh nhất enzim Xanthine Oxidase tới nay được tìm thấy và có tác dụng tương đương với sử dụng thuốc Allopurinol trong điều trị hạ acid uric huyết trong Tây y mà không gây tác dụng phụ như Allopurinol.
Nghiên cứu được công bố kết quả vào năm 1990 – Nguồn: Thư viện y khoa Quốc Gia Hoa Kỳ – Viện Y tế quốc gia – PubMel.gov

Nghiên cứu của Trung Quốc về tía tô với bệnh gout

Nghiên cứu cách ly bằng phương pháp phân tích sinh học và nhận biết các thành phần ức chế enzim Xanthin Oxidase từ lá của cây tía tô Perilla frutescens (L.) Britt. Nghiên cứu được thực hiện bởi các giáo sư, tiến sĩ Li-Na Huo , Wei Wang , Chun-Yu Zhang , Hai-Bo Shi, Yang Liu, Xiao-Hong Liu, Bing-Hua Guo , Dong-Mei Zhao và Hua Gao thuộc Đại học Dược, Đại học Thanh Đảo, Sơn Đông, Trung Quốc; Theo kết quả nghiên cứu được công bố vào 25 tháng 9 năm 2015 cho thấy các hoạt chất trong lá tía tô bao gồm: acid caffeic, vinyl caffeate, acid rosmarinic, methyl rosmarinate, và apigenin có tác dụng ức chế mạnh mẽ enzim Xanthine Oxidase. Trong đó 4 hợp chất axit caffeic, vinyl caffeate, acid rosmarinic, methyl rosmarinate đều có tác dụng ức chế cạnh tranh giống như sử dụng thuốc Allopurinol, riêng hợp chất apigenin không chỉ có tác dụng ức chế cạnh tranh mà còn tương tác với enzim tại một địa điểm khác ngoài trung tâm hoạt động. Nghiên cứu không những cho thấy hiệu quả cao của các hợp chất trong tía tô ức chế enzyme Xanthine Oxidase giúp chữa trị bệnh Gout hiệu quả mà còn đưa ra bằng chứng về tác dụng chống nấm đại tràng, tốt cho đường tiêu hóa, người ăn kiêng.
Nguồn: Thư viện y khoa Quốc Gia Hoa Kỳ – Viện Y tế quốc gia – PubMel.gov

Tía tô với bệnh béo phì và rối loạn lipid máu.

Nghiên cứu từ các chuyên gia Hàn Quốc nhằm đánh giá hiệu quả tác động của lá tía tô với tình trạng thừa cân béo phì, rối loạn lipid máu và chống ung thư ở mô hình béo phì do chế độ ăn nhiều chất béo gây ra. Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học : Mi-Ja Kim và Hye Kyung Kim thuộc khoa Thực Phẩm và Dinh Dưỡng của đại học Dongduk Women, Seoul, Hàn Quốc; Khoa Thực phẩm và Công nghệ sinh học, Đại học Hanseo, Seosan, Chungnam, Hàn Quốc. Theo kết quả nghiên cứu được công bố các hoạt chất từ lá tía tô có tác dụng giảm đáng kể khối lượng cơ thể, đường huyết, cải thiện chức năng gan, thận, đồng thời ức chế chứng xơ cứng động mạch do chế độ ăn nhiều chất béo gây ra, giảm hình thành lipid béo. Theo kết quả được công bố vào năm 2009 của nghiên cứu từ các nhà khoa học Hàn Quốc cho thấy tía tô cần được nghiên cứu, bổ sung để tăng cường hiệu quả phòng và điều trị các chứng béo phì, rối loạn lipid máu ở người.
(Nguồn: Thư viện y khoa Quốc Gia Hoa Kỳ – Viện Y tế quốc gia – PubMel.gov)

Tía tô với bệnh dạ dày, tiêu hóa

 

Theo y học hiện đại lá tía tô có chứa các hoạt chất tannin, glucoside, tác dụng chống viêm, chống dị ứng hiệu quả nên có tác dụng làm se vết loét, giúp nhanh liền sẹo, giảm sự gia tăng acid dịch vị dạ dày, ngăn ngừa các trường hợp đầy hơi, chướng bụng, các vấn đề về tiêu hóa.

Tía tô làm trắng da, trị mụn nhọt, ngăn ngừa lão hóa

Nhiều nghiên cứu từ các chuyên gia Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản được đăng trên các tạp chí y học thế giới cho thấy trong lá tía tô có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa, chống các gốc tự do. Đồng thời theo y học hiện đại tía tô có chứa nhiều vitamin A, C, E cùng các khoáng chất dinh dưỡng Ca, Fe, P cùng lượng nhỏ chất tẩy trắng tự nhiên, kích thích khí huyết lưu thông giúp nuôi dưỡng làn da mịn màng , trắng hồng từ sâu bên trong, cải thiện tình trạng da khô ráp, nám mụn, ngăn ngừa lão hóa.
Đồng thời các chất kháng khuẩn, kháng viêm, chống dị ứng trong lá tía tô giúp giảm tình trạng viêm nhiễm, làm sạch mụn đặc biệt với mụn trứng cá, mụn thịt, mụn cơm…

Tía tô giải cảm mạo, phong hàn

Theo Đông y tía tô có tính ấm, đi vào hai kinh phế, tỳ, không độc, dùng được cho cả người già và trẻ nhỏ. Có tác dụng giải cảm, hạ sốt ( bằng cách làm cho ra mồ hôi), giảm nhức đầu, ho hen suyễn, giúp giảm căng thẳng mệt mỏi…

Nghiên cứu, sưu tầm bởi Takachi.vn 

Tags:
No Comments

Post A Comment